Văn hóa Can_Lộc

Tôn giáo

Công giáo và phật giáo là hai tôn giáo chính tại Can lộc. Can Lộc nổi tiếng bởi chùa Hương Tích, đại diện tiêu biểu cho phật giáo nơi đây. Chùa Hương Tích được mệnh danh là Hoan Châu đệ nhất danh thắng, xếp vào hàng 21 thắng cảnh nước Nam xưa kia. Chùa không có các Tăng ni, hay tu sĩ phật giáo cư ngụ.

Riêng Công giáo, Can Lộc là một huyện có đông đồng bào Công giáo sinh sống với gần 18.000 giáo dân, chiếm gần 14% dân số toàn huyện, sinh hoạt tại 7 giáo xứ, 23 giáo họ và sinh sống tại 31 xóm, trong đó có 16 xóm giáo toàn tòng.[2]

Di tích và danh thắng nổi tiếng

  • Nhà thờ họ Trần (陈) ở làng Thượng Hà,xã Phú lộc,huyện Can Lộc,tỉnh Hà Tĩnh.
  • Nhà thờ Trần Phúc Tuy ở Xóm Yên Đình Xã Thiên Lộc Huyện Can Lộc, dòng họ Trần ở Thiên Lộc là những người lập địa nên xã Thiên Lộc ngày nay, đóng góp 3 vị tướng tài ba lỗi lạc xây dựng và bảo vệ đất nước vào thời Hậu Lê và nhà Nguyễn. Ba vị tướng đó là: Trần Phúc Tuy, Trần Đình Tương, Trần Tất Thục.
  • Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung: thuộc xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, thờ hai vị tướng có công lao lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân nhà Minh xâm lược.
  • Nhà thờ hoàng giáp Vũ Diễm (dân địa phương đọc chệch thành Vũ Diệm): thuộc làng Đông Huề, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc.
  • Miếu Biên Sơn: được xây dựng thời nhà Lê ở huyện Can Lộc, thờ Phan Thị Sơn, một nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa chống quân nhà Minh.
  • Mộ trạng nguyên Bạch Liêu: thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc. Bạch Liêu sinh năm 1236 quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, Nghệ An. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1266 nhưng không ra làm quan. Sau này, ông giúp Trần Quang Khải trấn Nghệ An và có công lớn trong cuộc chống quân Nguyên Mông.
  • Ngã ba Đồng Lộc nằm ở giao điểm 2 tỉnh lộ số 5 và 15. Trong Chiến tranh Việt Nam, nơi đây đã phải hứng chịu hàng ngàn trận bom của máy bay Mỹ và đã chứng kiến sự hy sinh của tiểu đội nữ thanh niên xung phong gồm 10 người.
  • Chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc: Di tích danh thắng thế kỷ 14
  • Nhà thờ Nguyễn Viết Phúc ở xã Quang Lộc: Danh nhân lịch sử thế kỷ 16
  • Nhà thờ Hà Tông Mục ở xã Tùng Lộc: Danh nhân lịch sử thế kỷ 17
  • Nhà thờ Phan Kính ở xã Song Lộc: Danh nhân lịch sử - văn hóa thế kỷ 18
  • Nhà thờ Ngô Phúc Vạn ở xã Đại Lộc: Danh nhân lịch sử - văn hóa thế kỷ 17
  • Nhà thờ Nguyễn Thiếp ở xã Kim Lộc: Danh nhân lịch sử - văn hóa thế kỷ 18
  • Mộ và nhà thờ Nguyễn Huy Oánh ở xã Trường Lộc: Danh nhân lịch sử - văn hóa thế kỷ 18
  • Nhà thờ Nguyễn Huy Tự ở xã Trường Lộc: Danh nhân lịch sử - văn hóa thế kỷ 18
  • Nhà thờ Nguyễn Huy Hổ ở xã Trường Lộc: Danh nhân văn hóa thế kỷ 19
  • Ngã ba Nghèn ở Thị trấn Nghèn: Di tích lịch sử cách mạng (phong trào Xô viết Nghê-Tĩnh) giai đoạn 30-31.
  • Đền làng Nam và chùa Mộ Nghĩa ở xã Thanh Lộc
  • Chùa Bụt Sơn ở xã Phú Lộc
  • Di tích lưu niệm Ngô Đức KếThị trấn Nghèn.

+ Nhà thờ Nguyễn Văn Mạo ở Phúc Giang Vĩnh Lôc Can lộc. Một vị tướng thời Tây sơn

Lễ hội truyền thống

  • Lễ chùa Hương Tích: Lễ hội được tổ chức tại chùa Hương Tích thuộc xã Thiên Lộc. Chùa thờ Phật và con gái vua Sở Trang Vương. Hàng năm cứ đến ngày 18/2 âm lịch, nhân dân ở khắp mọi nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa.
  • Lễ Kỳ phúc và Hội thi vật ở Thuần Thiện. Thời gian: Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu
  • Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Khu di tích Ngã Ba Nghèn, thị trấn Nghèn. Thời gian: 12 tháng 9 dương lịch

Truyền thống

Đầu tiên phải kể đến công lao lớn của dòng họ Trần ở Thiên Lộc là những người lập địa nên xã Thiên Lộc ngày nay, đóng góp 3 vị tướng tài ba lỗi lạc xây dựng đất nước vào thời Hậu Lê và nhà Nguyễn. Ba vị tướng đó là: Trần Phúc Tuy, Trần Đình Tương, Trần Tất Thục.

Sự đóng góp của người Can Lộc với dân tộc có thể tính từ sự nghiệp của hai cha con hậu duệ của Thám hoa Đặng Bá TĩnhĐặng TấtĐặng Dung- những danh tướng tài năng thời nhà Hậu Trần.

Thế kỷ 17 nhân dân Can Lộc đã ủng hộ nhà Lê xây dựng sự nghiệp của một quốc gia. Ở Can Lộc nổi bật lên một dòng thế tướng, truyền suốt mấy thế hệ gần 300 năm, đó là dòng họ Ngô với các tên như: Ngô Phúc Vạn, Ngô Văn Sở,... Thế kỷ này các văn thần ở Can Lộc cũng rất nhiều. Tể tướng Nguyễn Văn Giai (nay thuộc huyện Lộc Hà) là trọng thần coi sóc đến sáu bộ; Dương Trí Trạch đi sứ Trung Quốc; Hà Tông Mục kinh lý đất Tuyên Quang...

Sang thế kỷ 18 người Can Lộc đã đóng góp tích cực nhất cho văn hoá. Danh tiếng "Thiên Lộc tứ hổ" không kém gì "Tràng An tứ hổ". Kinh thành Thăng Long còn lưu truyền câu phương ngôn "Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc". Có rất nhiều người làm quan và đỗ Thám hoa, Bảng nhãn: Phan Kính, Đặng Văn Kiều, Nguyễn Huy Oánh, Vũ Diễm,... Giai đoạn này Can Lộc có rất nhiều ẩn sĩ nổi tiếng, giúp ích nhiều cho đất nước như Nguyễn Thiếp.

Phần đóng góp quan trọng nhất của Can Lộc đối với văn hóa cuối thế kỷ 17 là Can Lộc cùng với Nghi Xuân đã tạo ra một điểm giao lưu văn hóa có ảnh hưởng lớn trong văn học. Can Lộc có làng Trường Lưu, quê hương của hát phường vải nổi tiếng. Nguyễn Huy Oánh là một cây đại thụ trong nền văn hóa Hồng Lam. Nguyễn Huy Tự soạn cuốn Hoa Tiên tạo điều kiện mở đầu cho người chú vợ là Nguyễn Du sáng tác nên tác phẩm vĩ đại Truyện Kiều[cần dẫn nguồn].

Nguyễn Huy Hổ lại tiếp nhận ảnh hưởng Hoa Tiên - Kiều viết nên Mai Đình Mộng ký. Đến bây giờ ý kiến về có một Hồng Sơn văn phái đã được chấp nhận[cần dẫn nguồn].

Can Lộc còn cung cấp ba dòng họ văn hóa nổi tiếng cho truyền thống dòng họ văn hóa đặc biệt của Hà Tĩnh, đó là dòng họ Ngô ở Trảo Nha, dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu và dòng họ Nguyễn Chi ở Ích Hậu.

Những năm đầu thế kỷ 20 là những năm sôi nổi mãnh liệt nhất của người dân Can Lộc. Đỉnh cao là phong trào chống thuế 1908 hạt nhân của Nghệ Tĩnh do Nguyễn Hàng Chi cầm đầu, rồi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931. Can Lộc do Đội Khởi nghĩa vũ trang thuộc Đoàn Thanh niên cứu quốc Can Lộc (mà một trong ba người lãnh đạo là nhà văn hóa Nguyễn Đổng Chi) đã giành chính quyền sớm hơn 3 ngày so với các địa phương khác tại Việt Nam trong cao trào Cách mạng tháng Tám (16/8/1945). Ngã ba Đồng Lộc là bản hùng ca về tinh thần bất khuất của người dân Can Lộc anh hùng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Can_Lộc //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&a... http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/248/0/3... http://canloc.hatinh.gov.vn/portal/Home/default.as... http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=150&subtop... http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT19110... http://vanhoanghethuat.org.vn/2005.01/vohonghai.ht... http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/langque/langnoitieng... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Can_Lo...